PayGate

So sánh sự khác biệt giữa Stripe và Merchant account

Với hơn 39 tỷ giao dịch thẻ được thực hiện hàng năm tại Mỹ, việc doanh nghiệp có hỗ trợ thanh toán bằng thẻ tín dụng chắc chắn doanh thu cao hơn so với những doanh nghiệp không. Stripe đã nổi bật lên là một trong những giải pháp xử lý thanh toán phổ biến dạo gần đây. Tuy nhiên, Stripe chỉ là một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán và không cung cấp Merchant account, hay tài khoản thương mại. Do đó, để có quyết định lựa chọn dịch vụ xử lý thanh toán phù hợp cho doanh nghiệp của bạn, hãy cùng TDPayGate tìm hiểu về Stripe và Merchant account và so sánh sự khác biệt giữa chúng.

merchant account minh hoa

Nguồn: Internet

1. Sự khác biệt giữa Stripe và Merchant account:

Merchant account hay còn gọi là tài khoản thương mại là một tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp được đặc biệt sử dụng để xử lý giao dịch thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Tài khoản này được sử dụng để giúp chuyển khoản giao dịch giữa issuing banks (Ngân hàng phát hành) và acquiring banks (Ngân hàng chấp nhận). Thêm một lợi thế không kém phần quan trọng khác của Merchant account là nó cho phép doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ trực tiếp với cơ quan tài chính chịu trách nhiệm xử lý thanh toán cho họ.

Mặt khác, Stripe là một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán. Cách xử lý thanh toán này hợp nhất nhiều doanh nghiệp và số tiền giao dịch liên quan lại và tất cả sẽ được thông qua một Merchant account duy nhất. Vì Merchant account này thuộc về Stripe nên không cần phải trải qua quy trình đánh giá nghiêm ngặt thông thường cần thiết cho các Merchant account.

Stripe có phải là một Merchant account không?

Không, Stripe không phải là một Merchant account. Thay vào đó, Stripe là một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán (PSP) để xử lý nhiều merchants thông qua một Merchant account duy nhất. Do đó, các merchant đang sử dụng Stripe sẽ có ít sự lựa chọn cho bộ xử lí thanh toán mà họ mong muốn hơn.

2. Stripe hoạt động như thế nào?

Stripe được biết đến với các giải pháp cho ngành eCommerce, tuy nhiên Stripe cũng cung cấp dịch vụ xử lý giao dịch trực tiếp tại cửa hàng vật lý. Bằng cách hỗ trợ đầy đủ hệ thống thanh toán, Stripe cho phép các doanh nghiệp xử lý mọi loại giao dịch – thẻ tín dụng, hóa đơn và giao dịch quốc tế.

Các bước đăng ký tài khoản Stripe rất đơn giản. Bạn sẽ cần chuẩn bị các thông tin doanh nghiệp, như tài khoản ngân hàng của công ty, chi tiết hoạt động và các loại giấy tờ đi kèm. Sau khi được chấp nhận, bạn có thể bắt đầu có thể nhận các thanh toán trên cửa hàng của mình. Tuy nhiên, với các tài khoản mới phải chờ từ một đến hai tuần sau khi nhận các giao dịch thì mới nhận được khoản tiền chuyển vào tài khoản.

Stripe có mô hình “thanh toán theo sử dụng” hay Pay-as-you-go, có nghĩa là bạn chỉ trả tiền cho dịch vụ của Stripe khi bạn đang sử dụng chúng. Phí xử lý của Stripe phụ thuộc vào loại giao dịch và loại thẻ sử dụng, nhưng mức phí sẽ tơi vào khoản khoảng 2.9% + $0.30 cho mỗi giao dịch. Điều này cao hơn so với các khoản phí xử lý thẻ tín dụng trung bình, nhưng nhiều doanh nghiệp chấp nhận mức phí này để hưởng lợi từ quy trình đăng ký nhanh chóng.

2.1 API của Stripe là gì?

Nhờ vào giải pháp API độc đáo của Stripe, nền tảng này thậm chí còn phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh eCommerce đang tìm kiếm một giải pháp tùy chỉnh trang thanh toán của họ. Tuy nhiên, Stripe không phải là giải pháp phù hợp cho các doanh nghiệp có rủi ro cao, vì Stripe thiếu các nguồn tài nguyên cần thiết để hỗ trợ các doanh nghiệp rủi ro cao. Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn thuộc dạng rủi ro cao, tốt nhất bạn hợp tác với một nhà cung cấp dịch vụ merchant để có được Merchant account dạng rủi ro cao đó.

2.2 Stripe là một Cổng thanh toán hay là một Bộ xử lí thanh toán?

Stripe là một giải pháp đơn giản nhất nếu bạn mới tiếp cận một dịch vụ thanh toán cho doanh nghiệp của mình. Thay vì cung cấp một giải pháp thanh toán có chứa đầy đủ các tính năng và dịch vụ cho khách hàng, Stripe sẽ chỉ tập trung vào các tính năng mà họ cho là cần thiết cho doanh nghiệp để hỗ trợ xử lý thanh toán. Để có được cổng thanh toán hoặc bộ xử lý thanh toán phù hợp với yêu cầu của bạn, bạn phải hợp tác với một nhà cung cấp dịch vụ thương mại.

3. Cách hoạt động của một Merchant account

Merchant account là một loại tài khoản ngân hàng đặc biệt, cần thiết cho việc xử lý thanh toán. Khi khách hàng thực hiện thanh toán qua cổng thanh toán hoặc một hệ thống POS, thông tin thẻ tín dụng sẽ được mã hóa ngay lập tức và gửi đến acquiring bank (ngân hàng chấp nhận). Acquiring bank này sẽ liên lạc với issueing bank (ngân hàng phát hành) của khách hàng để xác minh giao dịch đó. Lúc này, issueing bank sẽ gửi một thông báo yêu cầu xác nhận đến khách hàng rằng có chấp nhận hoặc từ chối giao dịch đó không, thông qua một cổng thanh toán hoặc thiết bị thanh toán. Nếu khách hàng chấp nhận giao dịch đó, Acquiring bank sử dụng Merchant account để giữ số tiền giao dịch ấy cho đến khi được giải quyết xong.

Sau khi đã giải quyết xong giao dịch, lúc này số tiền sẽ được chuyển từ Merchant account vào tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp của bạn. Nói chung, Merchant account hoạt động như một tài khoản trữ tiền tạm thời cho số tiền giao dịch đến khi được giải quyết xong.

4. Ưu và nhược khi sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán (PSP) như Stripe

Như với bất kỳ giải pháp thanh toán nào, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán đều mang lại ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Bạn có thể xem chi tiết bảng so sánh dưới đây:

4.1 Ưu điểm:

  • Thời gian xét duyệt nhanh chóng: Các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán không yêu cầu các quy trình kiểm tra nghiêm ngặt như Merchant account, vì vậy quá trình đăng ký nhanh chóng hơn nhiều.
  • Tên tuổi đáng tin cậy: Các công ty như PayPal và Stripe đều là những cái tên rất nổi tiếng hiện nay. Việc để logo của họ lên cửa hàng của bạn sẽ tăng cường lòng tin giữa bạn và khách hàng.
  • Giao diện hiện đại: Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán đều có giao diện dễ sử dụng và trực quan, nâng cao trải nghiệm sử dụng.
  • Giá cố định: Giúp bạn dễ dàng tính được phí xử lý thẻ tín dụng cho mỗi giao dịch. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp không phải trả các khoản phí khác nhau cho các bên phát hành thẻ khác nhau.

4.2 Nhược điểm:

  • Chi phí cao hơn: Giá cố định vẫn có thể ẩn chứa các khoản phí và hoa hồng cho mỗi giao dịch mà bạn không biết.
  • Thiếu hỗ trợ trực tuyến: Các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán thường không cung cấp đội ngũ hỗ trợ trực tuyến. Do đó, việc nhận được sự trợ giúp sẽ khó khăn cho doanh nghiệp hơn rất nhiều.
  • Không chấp nhận doanh nghiệp có rủi ro cao: Bởi vì các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán thiếu cơ sở hạ tầng thích hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp rủi ro cao, nên thông thường họ sẽ từ chối ngay.
  • Thời gian nhận tiền chậm hơn: Do tiền từ nhiều merchant phải được xác nhận trong một Merchant account duy nhất, do đó, có thể mất thời gian lâu hơn cho doanh nghiệp để nhận được tiền.
  • Rủi ro bị đóng tài khoản: Nếu một số giao dịch gây ra vấn đề nghiêm trọng, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán có quyền đóng tài khoản của bạn mà không cần thông báo trước.

5. Liệu bạn có cần Merchant account cho doanh nghiệp của mình?

Những người mới bắt đầu kinh doanh có thể cân nhắc sử dụng tới các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán (Stripe, PayPal, v.v.) vì tính nhanh chóng trong tạo lập tài khoản. Tuy nhiên, các Merchant account mang đến nhiều lợi ích độc đáo hơn bao gồm giảm thời gian xử lý giao dịch, sự minh bạch về chi phí, cho phép tích hợp phần mềm của bên thứ 3, tính năng bảo mật tiên tiến và các chức năng nổi bật khác. Nếu bạn muốn sử dụng một bên xử lí thẻ tín dụng chi phí cao hơn một chút nhưng giảm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *